Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Gãy xương sườn có nguy hiểm không?

Gãy xương sườn là một tổn thương thường gặp trong chấn thương lồng ngực. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì gãy xương sườn là một tổn thương nhẹ, không để lại di chứng gì.

Người bệnh ở độ tuổi thanh niên, xương sẽ phục hồi nhanh hơn so với người trung niên hay người cao tuổi, tuổi càng cao xương liền càng chậm vì loãng xương và khả năng tạo xương giảm. Và nếu người bị gãy xương sườn thực hiện đúng các hướng dẫn và không mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng, béo phì hay hút thuốc lá thì trung bình là 1,5 – 2 tháng là xương sẽ lành.

Mặc dù gãy xương sườn và tính chất lồng ngực là phải di động nên bác sĩ sẽ không cố định xương sườn bị gãy mà chủ yếu là điều trị giảm đau và nghỉ ngơi thật tốt. Phương pháp giảm đau thường là dùng các loại thuốc giảm đau hoặc phong bế dây thần kinh liên sườn với các thuốc tê tại vị trí chấn thương.

Để giúp xương mau lành, bạn nên khuyên người nhà nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị và tái khám đúng hẹn để kiểm tra độ phục hồi của xương. Ngoài ra, chú ý bổ sung các thực phầm giàu canxi, khoáng chất và vitamin để xương phục hồi tốt nhất.

Gãy xương sườn có nguy hiểm không?
Gãy xương sườn có nguy hiểm không?


Nhiều trường hợp gãy xương sườn nhưng bác sĩ cũng chỉ cho thuốc về uống, chẳng bó bột hay cố định gì cả khiến người bệnh lo lắng và thắc mắc vì sao không cố định xương sườn bị gãy?! Mặc dù đây là một gãy xương nhưng do tính chất của lồng ngực là phải di động, nên bác sĩ sẽ không cố định xương sườn bị gãy bằng băng dính dán quanh ngực mà chủ yếu là điều trị giảm đau và nghỉ ngơi thật tốt.  Bị đau xương cụt khi ngồi http://coxuongkhoppcc.com/dau-xuong-cut-khi-ngoi.html

Phương pháp giảm đau thường là dùng các loại thuốc giảm đau hoặc phong bế dây thần kinh liên sườn với các thuốc tê tại vị trí chấn.

Nếu ngươi bệnh thực hiện đúng các hướng dẫn thì trung bình khoảng 1-2 tháng là xương lành. Nếu người bệnh ở độ tuổi thanh niên, xương sẽ phục hồi nhanh hơn so với người trung niên hay người cao tuổi.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ như thế nào ?

Người bị thoái hoá cột sống cổ thường bị đau ở cổ, ở đầu, tai, trán, bả vai và cánh tay trên, ngón tay bị tê mỏi, lạnh, làm cho hoạt động phần cổ bị hạn chế (khi vận động mạnh bị đau dữ dội, khi đầu chuyển động đến một vị trí nào đó dẫn đến thiếu máu ở não) người bệnh cảm thấy nôn nao, chóng mặt, có lúc có thể xuất hiện hiện tượng chi dưới yếu hoặc bị ngã đột ngột. Người bị thoái hoá đốt sống cổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thoái hóa đốt sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đau ở cùng cổ nhất là mỗi khi vận động vùng cổ, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi vận động.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường do các đốt sống bị tăng sinh, vôi hoá, biến dạng… chèn ép kích thích vào các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống mà xuất hiện hàng loạt các triệu chứng như ép rễ thần kinh cổ, ép tuỷ sống cổ, rối loạn thần kinh giao cảm mạch máu vùng cổ và vai. Khi bị kích thích đột ngột hoặc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống dẫn đến cung cấp máu không đủ ở động mạch sống nền, khi thần kinh giao cảm cổ bị kích thích có thể phát sinh rối loạn thần kinh giao cảm.

Triệu chứng

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nếu bị nặng các triệu chứng của bệnh có thể liên quan đến các hệ thần kinh, làm đau hoặc tổn thương hệ thần kinh, tủy…Vì thế cần có những biện pháp phòng tránh cũng như điều trị bệnh khi pháp hiện bệnh sớm.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ như thế nào ?
Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ như thế nào ?


Điều trị

Trong lâm sàng sử dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị; biện pháp vận động cũng là một trong những phương pháp điều trị tích cực có hiệu quả nhằm làm giảm dần đau, tăng được tính đàn hồi dây chằng, các cơ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, ổn định cơ năng của khớp là vô cùng quan trọng. 

Khi có bất thường ở cổ, bệnh nhân nên đi khám ngay để phát hiện sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả, các chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp điều trị từ căn nguyên của bệnh thì mới có thể chữa khỏi được bệnh này. Tránh việc để bệnh nặng mới đi chữa hoặc chưa bệnh thoe lời đồn đại mà bệnh thì không khỏi, lại tiền mất tật mang.

Khi ở giai đoạn biến triển nặng, cột sống cổ bị thoái hoá, mọc gai xương sẽ gây chèn ép vào các rễ thần kinh chi phối cho vùng bả vai và gây ra triệu chứng đau vai: Thoái hoá cổ 5, sẽ có rối loạn cảm giác ở phía vai ngoài, đau lan đến khuỷu, cơ delta, cơ trên gai, cơ nhị đầu. Thoái hoá C6 thì đau lan từ vai đến mặt ngoài cánh tay, tê ngón tay cái, có khi cả ngón 2. 

Thoá hoá C7 thì đau mặt sau vai lan đến cổ tay. Rối loạn cảm giác cơ tam đầu, cơ duỗi bàn tay và mu bàn tay và ngón tay 2 – 3, đôi khi cả ngón 4. Thoái hóa C8 thì đau ở mặt trong cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón 4 và ngón út.

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Cách chữa gai cột sống bằng hạt đười ươi

Hạt đười ươi hay còn được gọi là hạt ươi, trong quả đười ươi có chứa 35% là phần nhân và 65% phần vỏ. Trong nhân hạt đười ươi có chứa 2,98% là chất béo. Ngoài ra còn có tinh bột, sterculin hay bassorin. Còn trong vỏ chứa 1% là chất béo, 59% chất bassorin, tanin và chất nhầy. Với những thành phần như vậy nên được nhiều người sử dụng để chữa bệnh gai cột sống bằng hạt đười ươi.

Chữa nhiệt, nóng trong người, ho khan, nhức răng, đau họng, đau mắt đỏ, đại tiện ra máu, mụn lở. Các bệnh về xương khớp, đặc biệt là gai cột sống.

Cây đười ươi to cao 20-25m hay hơn, cành có góc, lá mọc tập trung ở đỉnh cành, phiến to dài, màu bạc sáng. Hoa nhỏ, quả nang mặt ngoài màu đỏ, mặt trong màu lục, vỏ quả mỏng. Hạt to bằng ngón tay hình bầu dục hay thuôn dài.

Nguyên liệu chuẩn bị

Hạt đười ươi: 20 hạt

Nước đun sôi để ấm

Cách dùng

Bỏ 20 hạt đười ươi vào ngâm với nước ấm trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau khi hạt đười ươi mềm thì lấy ra bóc bỏ nhân, chỉ lấy phần cơm đười ươi. Sau đó cho phần cơm đười ươi vào ly, pha một chút đường và uống 3 lần trong ngày.

Cách chữa gai cột sống bằng hạt đười ươi
Cách chữa gai cột sống bằng hạt đười ươi


Khi uống nên uống cả nước và cái của đười ươi. Sử dụng bài thuốc này trong 2 tuần liên tục sẽ có tác dụng tốt chữa bệnh gai cột sống.

Lưu ý: Ngoài việc sử dụng hạt đười ươi để điều trị bệnh gai cột sống, người bệnh nên có chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để có hiệu quả hơn trong việc chữa trị. Phương pháp này cũng chỉ có tác dụng giúp hỗ trợ chữa bệnh, giảm các cơn đau do bệnh gây ra chứ không có tác dụng chữa triệt để bệnh. Đau xương cụt ở nữ giới http://coxuongkhoppcc.com/dau-xuong-cut-o-nu-gioi.html

Đồng thời, tránh khom lưng trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhức, hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống nhanh chóng.

Mặc dù, hạt đười ươi có tác dụng tốt cho bệnh nhân bị gai cột sống. Nhưng còn tùy thuộc vào từng cơ địa, mức độ bệnh mà hiệu quả của loại hạt này mang lại khác nhau. 

Chính vì vậy, khi bị gai cột sống ngoài việc dùng hạt đười ươi để chữa trị bệnh. Người bệnh nên sớm đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được bác sỹ tư vấn cách chữa trị phù hợp, chính xác.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Tìm hiểu đau dây thần kinh khớp gối

Khớp gối là cơ quan chức năng hoạt động nhiều nhất trên cơ thể, vị trí của nó ở phần tiếp giáp giữa cơ đùi và cơ cẳng chân nên rất dễ bị viêm nhiễm, thoái hóa. Căn bệnh đau khớp gối đã làm rối loạn hàng loạt những người cao tuổi ở nước ta, tuy nhiên hiện nay căn bệnh đau dây thần kinh khớp gối đang trẻ hóa ở mức đáng báo động.

Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng đau khớp đầu gối của các bạn trẻ. Có thể kể đến một vài các nguyên nhân làm tăng tình trạng các cơn đau như:

Chấn thương ( tác động ngoại vi): có thể do bị ngã, bị trật khớp,…do khớp gối là bộ phận rất nhạy cảm, nó chịu lực cho cả cơ thể chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng dễ dàng gây ra ảnh hưởng đến dây chằng, sụn, khớp gân, dịch quanh đầu gối từ đó gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh.

Tính chất công việc: Những người thường phải đứng nhiều, ngồi lâu, phải mang giày cao gót thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đau đầu gối khá là cao. Bởi khi đứng, ngồi quá lâu cơ đầu gối không được hoạt động, xương bị giãn nở mà không được đàn hồi, đặc biệt là người phải đi giày cao gót thường xuyên cũng làm căng cơ đầu gối nên rất dễ bị đau.

Lười vận động: các vận động viên thể thao chuyên nghiệp rất dễ bị đau khớp gối bởi họ thường hay bị gặp phải các chấn thương trong quá trình luyện tập. Nhưng những người lười vận động ngồi ì một chỗ cũng có khả năng cao mắc bệnh bởi hệ xương khớp lỏng lẻo, đàn hồi kém.

Thừa cân, béo phì: thừa cân, béo phì luôn là nguyên nhân cho hàng tá các thứ bệnh liên quan đến lục phủ ngũ tạng và liên quan đến bệnh xương khớp cụ thể là bệnh đau dây thần kinh khớp gối thì cũng không là ngoại lệ. Theo nghiên cứu cho hay, cứ tăng 0,45kg, khi đi khớp gối sẽ phải chịu thêm 1,5kg và khi chạy trọng lượng đè lên sẽ là 4,5 kg. Vì thế người nào bị thừa cân béo phì dễ mắc bệnh đau khớp gối hơn người khác.

Ngoài ra theo các chuyên gia y học đã chứng minh thì nguyên nhân các chị em khi mang thai tỉ lệ đau đầu gối cũng rất cao là do tăng trọng lượng cơ thể quá nhiều và thay đổi nội tiết tố.

Tìm hiểu đau dây thần kinh khớp gối
Tìm hiểu đau dây thần kinh khớp gối 


Qua kết quả chứng minh lâm sàng ở người độ tuổi từ 50 trở lên thì bệnh đau đầu gối chủ yếu là do nguyên nhân thoái hóa xương, cơ thể lão hóa, thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là thiếu vitamin D….Khi cơ thể con người càng về già thì mọi cơ quan trong cơ thể đều bị hoạt động chậm lại: như mắt, tai, tay, chân…nhưng tốc độ lão hóa xương lại tăng cao, do hoạt động chuyển hóa dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể bị chậm lại.

Người già thường bị đau đầu gối nhiều hơn và cơ hội phục hồi và chữa trị dứt điểm bệnh này là không cao. Do lượng canxi trong xương bị thấp đi, các khớp hoạt động cũng bị giòn hơn nên dễ bị tổn thương dù chỉ là chấn động nhẹ hoặc không có chấn động gây ra thì nó cũng tự mình lão hóa mà gây tổn thương.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể làm để giảm thiểu tình trạng đau nhức đầu gối cho dù đó là chấn thương do va chạm hay do đau dây thần kinh tọa, hoặc do bệnh viêm khớp gây ra:

Không nghỉ ngơi quá nhiều: nghỉ ngơi quá nhiều có thể làm suy yếu phần cơ bắp của cơ thể, từ đó có thể khiến cơn đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

Tập thể dục: Thể dục không chỉ là tăng cường thể lực mà đó cũng là cách tăng cường trí lực, giảm stress sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc. Bạn nên tăng cường tập luyện các môn thể thao tốt cho hệ xương khớp như như bơi lội, đi xe đạp, chạy bộ.

Kiểm soát cân nặng cơ thể: Tình trạng thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh xương khớp, tim mạch…hãy tự biết cân bằng năng lượng và duy trì cân nặng hợp lý.
Nên sử dụng gậy hoặc nạng: Khi bạn có dấu hiệu đầu gối bị đau nhức ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bạn thì hãy nên nằm nghỉ ngơi hoặc sử dụng nạng, gậy để đi lại, giảm trọng lượng cơ thể dồn xuống khớp đầu gối vì nó đang bị tổn thương. Nếu cứ tiếp tục cố ý tác động lên nó thì rất dễ gây hậu quả không đáng có cho người bệnh.

Châm cứu: khi bệnh nhân thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau đầu gối thì châm cứu là một hình thức điều trị bệnh trong y học cổ truyền rất hiệu quả trong việc giảm thiểu cơn đau.

Bệnh đau dây thần kinh đầu gối một phần nguyên nhân cũng ảnh hưởng từ bệnh đau dây thần kinh tọa. Nếu bệnh nhân từng có tiền sử bị đau thần kinh tọa thì nên thận trọng khi bị đau đầu gối. Cần kết hợp các phương pháp điều trị và luyện tập thích hợp để loại bỏ các cơn đau từ căn nguyên của bệnh, giúp người bệnh không còn bị tái phát.