Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin B12

Khi bạn già đi, khả năng hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm của cơ thể sẽ chậm lại – cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi từ 40-59 thì có 4 người bị thiếu vitamin B12, và nhiều người đang ở ranh giới của sự thiếu hụt. Tuy nhiên, tuổi tác không phải là nguyên nhân duy nhất.


Hạn chế ăn thịt, sử dụng một số thuốc như Metformin (thuốc điều trị tiểu đường) hay một số loại thuốc điều trị chứng ợ nóng – hay thậm chí bị sút cân sau phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt loại vitamin này.

Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn cần bổ sung thêm vitamin B12 ngay.

Bạn chỉ có thể tỉnh táo vào buổi chiều – mặc dù đã ngủ đủ 8 tiếng


Theo chuyên gia dinh dưỡng Lisa Cimperman – phát ngôn viên của Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ, mệt mỏi là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu vitamin B12. Nguyên nhân là do cơ thể bạn cần vitamin B12 để tổng hợp tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy đến các cơ quan. Nếu không cung cấp đủ oxy cho các mô tế bào, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi bất kể là bạn đã ngủ bao lâu. Do mệt mỏi có thể là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh nên bạn không thể hoàn toàn cho rằng tình trạng này là do thiếu hụt vitamin B12 nếu bạn chỉ có duy nhất cảm giác buồn ngủ. Điều trị đau lưng không tái phát http://coxuongkhoppcc.com/dau-lung-co-chua-khoi-khong.html

Cảm thấy khó khăn khi phải mang vác các vật nhẹ


Nếu không được cung cấp đủ oxy từ hồng cầu, các cơ bắp của bạn sẽ hầu như không muốn hoạt động nên đôi khi xách các vật nhẹ cũng gây khá nhiều khó khăn. Nhiều người từng nghĩ rằng triệu chứng này chỉ là dấu hiệu mệt mỏi đơn thuần, hoặc do ăn uống không đúng cách. Nhưng sau một thời gian họ mới phát hiện ra rằng đó là do thiếu vitamin B12.

Bạn trải qua một số cảm giác lạ


Một số bệnh nhân đã được chẩn đoán thiếu vitamin B12 nói rằng họ từng cảm thấy như có một luồng điện chạy dọc từ đầu tới chân. Một số khác lại báo cáo rằng họ bị tê cứng và thường có cảm giác bồn chồn. Những cơn đau kỳ lạ thường xuất hiện là hậu quả của những tổn thương về thần kinh gây ra do nồng độ oxy trong tế bào quá thấp.

Bạn hay “nhớ trước quên sau”


Có một số người từng tâm sự họ thường gặp khó khăn khi phải nhớ tên người thân trong gia đình và lo ngại rằng đó có thể là dấu hiệu sớm của chứng mất trí nhớ, tuy nhiên đôi khi thiếu hụt vitamin B12 cũng gây ra hiện tượng này. Sau khi làm xét nghiệm máu và phát hiện ra bị thiếu vitamin B12, những bệnh nhân đó đã sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12 và nhận thấy các triệu chứng hay quên dần biến mất.


Bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt


Hoa mắt là một triệu chứng khác khá phổ biến. Có người chỉ đi cầu thang thôi mà cũng thấy hoa mắt, chóng mặt rồi. Một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ so sánh nồng độ vitamin B12 ở những bệnh nhân bị chứng hoa mắt với 100 người tình nguyện khỏe mạnh. Kết quả cho thấy những bệnh nhân bị hoa mắt có nồng độ vitamin B12 thấp hơn tới 40%.

Da của bạn không còn hồng hào


Nếu làn da hồng hào của bạn giờ đây có chút vàng vọt, thiếu hụt vitamin B12 có thể là thủ phạm. Khi đó, các tế bào hồng cầu cũng trở nên yếu và rất dễ vỡ, giải phóng ra thành phần bilirubin khiến cho da bạn có màu vàng.

Lưỡi của bạn trở nên đỏ và mượt


Khoảng một nửa số người thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng thường bị mất đi những gai nhú trên lưỡi, nhất là ở cạnh lưỡi. Những người này cũng thường than phiền về cảm giác nóng rát và đau đặc biệt ở dưới lưỡi. Do hầu hết những gai nhú này đều chứa những chồi vị giác nên bạn sẽ mất đi hứng thú với những món ăn yêu thích khi bị mất đi những gai nhú này. Trên thực tế, những phụ nữ bị thiếu vitamin B12 thường bị sút cân do họ không còn cảm giác ngon miệng.

Những sự việc nhỏ cũng khiến bạn lo lắng hay xúc động mạnh


Liệu bạn có cảm thấy suy sụp hay lo lắng hơn bao giờ hết? Sự thiếu hụt vitamin B12 có tác động rất lớn đến tâm trạng của bạn và thường dẫn tới cảm giác lo lắng và chán nản. Các bác sỹ vẫn chưa biết chắc chắn lý do tại sao thiếu vitamin B12 lại gây tăng cảm xúc tiêu cực này nhưng một phần có thể là do B12 có tham gia vào quá trình tổng hợp những chất dẫn truyền thần kinh trên não, như serotonin và dopamine là những chất có tác dụng điều hòa tâm trạng.

Có sự thay đổi về thị giác


Trong những trường hợp nặng, thiếu B12 có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác, làm tắc các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây nhìn mờ, nhìn đôi, mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng và thậm chí mất thị lực. Một bệnh nhân cho biết: “ Triệu chứng đầu tiên khi võng mạc bị tổn thương mà tôi lưu ý đó là có một bóng mờ ở mắt phải ảnh hưởng đến khả năng nhìn. Tình hình tiến triển ngày càng nặng hơn cho tới khi tôi bổ sung vitamin B12 cho cơ thể.”

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Viêm khớp gối

Chữa trị viêm khớp gối

Viêm khớp gối rất dễ hư hại sớm do thường xuyên bị toàn bộ phần trên cơ thể “đè” lên, giúp cơ thể di chuyển, làm việc. Tuy vậy, những thói quen, sai lầm dưới đây sẽ càng khiến khớp gối của bạn nhanh hư hại hơn và các cơn đau nhức cũng sẽ tấn công nghiêm trọng hơn.


Các hậu quả nặng nề của khớp gối hư hại bao gồm: khớp bị biến dạng, dính khớp, tàn phế, phải thay khớp nhân tạo nhưng tỷ lệ thành công và “hạn dùng” thấp…

Ngồi xổm


Ngồi xổm là thói quen “truyền thống” của người Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ. Tư thế ngồi xổm gây áp lực lớn lên khớp gối, vì khi đó khớp gối đang gập lại, phần mông không được nâng đỡ nên toàn bộ cơ thể sẽ do khớp gối “kéo, giữ” lại. Mặc dù tiện lợi nhưng các chuyên gia xương khớp khẳng định, nếu thường xuyên phạm phải sai lầm này khớp gối của bạn sẽ bị quá tải, vốn dễ hư hại sẽ càng nhanh thoái hóa nặng hơn. Khi khớp gối hư hại thì trong khớp xảy ra các phản ứng viêm, lớp sụn đệm và xương dưới sụn bị hư hỏng, gây ra các cơn đau dữ dội đặc biệt khi khớp cử động.

Đi lại quá nhiều hoặc quá ít


Nhiều người cho rằng cần phải đi lại nhiều thì mới “bảo dưỡng” khớp tốt hoặc quá lo sợ bị hư hại khớp mà không vận động đi lại, chỉ ngồi yên 1 chỗ. Cả 2 cách này đều khiến khớp bị hư hại nhanh chóng hơn. Tại sao lại như vậy?

Đi lại quá nhiều khiến hệ xương khớp phải hoạt động nhiều, đặc biệt là khớp gối. Nếu khớp gối đã có dấu hiệu thoái hóa mà còn phải hoạt động với tần suất cao thì sẽ bị quá tải, nhanh hư hại hơn. Các vi chấn thương ở khớp xảy ra liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sụn và xương dưới sụn, đẩy nhanh quá trình thoái hóa, hư hại tại khớp gối.

Ngược lại, ngồi yên quá lâu hay không dám vận động nhẹ thì khớp gối sẽ càng nhanh cứng lại, máu lưu thông kém, sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp gối không được nuôi dưỡng sẽ nhanh bị hư tổn, gây đau nhiều hơn khi muốn di chuyển.

Lạm dụng các thuốc “cắt” đau nhanh


Thói quen của nhiều người khi bị đau nhức xương khớp nói chung, khớp gối nói riêng là tìm mọi cách để giảm đau nhanh, thường gặp là các thuốc kháng viêm corticoid hay các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Chỉ cần uống 1, 2 liều đã thấy hết đau nên nhiều người hay tùy tiện dùng mà không theo chỉ định của bác sĩ. Hay các thuốc gắn mác “Đông y”, “gia truyền” nhưng bị trộn lẫn tân dược giảm đau như corticoid, dexamethason, morphin... cũng gây tác dụng phụ lên tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, suy thượng thận, hủy xương…

Ngoài ra, lời khuyên chung dành cho những người bệnh đau khớp gối là nên chủ động đi khám bệnh kịp thời tại các bệnh viện lớn có khoa cơ xương khớp.

Chế độ ăn uống & sinh hoạt


Bia rượu: Lạm dụng rượu bia, thuốc lá... có nghĩa bạn đã đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc hại, chính các chất độc này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm ở khớp, khiến cơn đau ở khớp gối trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể, tiệc tùng nhiều còn làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, cân nặng tăng sẽ gây áp lực lên khớp gối nhiều hơn, và người bệnh sẽ càng khổ sở với các cơn đau khớp tăng nặng.

Thức khuya, dậy sớm: Mất ngủ, khó ngủ cũng làm tăng tình trạng viêm ở khớp, khiến người bệnh giảm khả năng chịu đựng trong khi lại nhạy cảm hơn với các cơn đau xương khớp. Ngủ ít còn gây căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến bệnh khớp. Thống kê cho thấy, những người đang bị căng thẳng cao độ có nguy cơ bị đau nhức xương khớp dữ dội cao gấp 4 lần. Mặt khác, những người sống chung với các cơn đau khớp mãn tính rất dễ rơi vào căng thẳng, trầm cảm nghiêm trọng. Đây là vòng luẩn quẩn của bệnh: đau khớp gây khó ngủ, khó ngủ lại càng gây đau khớp, nhiêu người không nhận ra để điều trị cả 2.

Ăn nhiều đạm, muối: Ăn nhiều muối khiến cơ thể giữ nước, làm các mạch máu giãn nở, tĩnh mạch sưng lên gây áp lực trên các khớp bị viêm và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm. Trong khi đó, chất đạm, đặc biệt là đạm trong hải sản, sữa, góp phần gây viêm khớp nặng hơn. Hệ miễn dịch của người bệnh lúc này nhận định đạm là vật thể lạ cần loại bỏ, quay sang tấn công cả khớp, làm tăng gánh nặng cho các khớp bị viêm.

Theo các chuyên gia, lý do tất cả những thói quen, sai lầm trên gây hư hại khớp gối nhanh hơn là vì chúng sẽ tác động xấu đến sụn khớp và xương dưới sụn, khiến 2 bộ phận quan trọng này của khớp gối nhanh bị bào mòn, nứt vỡ. Và đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp và các cơn đau khớp gối sẽ xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn.

Do vậy, các sai lầm cần phải được khắc phục. Ví dụ, thay vì ngồi xổm khi cần làm việc gì đó, bạn nên ngồi trên ghế thấp hoặc đòn để tránh gây áp lực đè nặng lên gối; hạn chế đi lại quá nhiều nhưng nên vận động nhẹ như đi bộ chậm, co duỗi khớp, bơi lội… để giúp máu lưu thông tốt, khớp trở nên linh hoạt hơn và giảm tê cứng, ngoại trừ những trường hợp cần phải nghỉ ngơi sau những đợt đau cấp hoặc hồi phục sau chấn thương.

Bên cạnh đó, cần tránh tối đa bia rượu, thuốc lá, hạn chế dùng các thức ăn chứa nhiều đạm, muối, ưu tiên rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin D, omega-3…

Đặc biệt, đau khớp gối và cách chữa trị nó không đơn thuần chỉ là làm giảm triệu chứng đau mà còn phải cung cấp dưỡng chất để giúp nuôi dưỡng, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Việc giảm đau thông thường chỉ có tác dụng hỗ trợ tạm thời, không giải quyết được tận gốc nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp, do đó cơn đau sẽ quay lại và tiếp tục tiếp diễn.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Viêm khớp háng ở trẻ em

Bệnh viêm khớp háng nhất thời ở trẻ em là tình trạng viêm xảy ra đột ngột ở khớp háng khiến cho các em bị đau khớp háng ở một hoặc cả 2 bên háng. Bệnh rất hay gặp ở những trẻ em từ 3-10 tuổi nhưng do chủ quan và rất ít cha mẹ hiểu rõ về căn bệnh này nên thường đưa con đi khám và điều trị muộn. Chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này.


– Bệnh viêm khớp háng ở trẻ là một dạng bệnh xương khớp khởi phát khá đột ngột kèm theo các dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức vùng đùi và đầu gối. Nếu để ý đến con em mình thì các bậc phụ huynh sẽ thấy trẻ không thể tự đi đứng như bình thường được mà có dáng đi khập khiễng, trẻ cũng gặp khó khăn hay không thể thực hiện được được động tác xoay hoặc dạng chân ra ngoài do khớp háng bị đau. Ngoài ra khi xuất hiện những căn bệnh không mấy liên quan kèm theo những dấu hiệu trên như  nhiễm trùng tai-mũi-họng hoặc đường tiêu hóa sau vài ba ngày trước khi trẻ đau khớp thì phụ huynh cần lưu tâm hơn đến căn bệnh này. Chữa thần kinh tọa bằng Đông y http://coxuongkhoppcc.com/chua-kinh-toa-bang-dong-y.html

– Kiểm tra trên hình ảnh chụp X-quang xương chậu sẽ thấy đầu xương đùi không có biểu hiện lạ nhưng có tràn dịch trong khớp, giãn rộng khe khớp, các đường mỡ quanh khớp bị nén lại, dày các phần mềm xung quanh khớp háng .Xét nghiệm máu chỉ thấy một số trường hợp tăng nhẹ phản ứng protein C (CRP) và tăng tốc độ lắng máu (VSS).

– Nguyên nhân gây bệnh được cho là có liên quan đến các chấn thương ở khớp háng được lặp đi lặp lại hoặc do virus tấn công. Mùa xuân và mùa hè là thời điểm bệnh bùng phát mạnh. Các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng quá vì đây là căn bệnh lành tính và có thể dùng thuốc điều trị dứt điểm sau 1-2 tuần. Tuy nhiên trước khi điều trị bệnh viêm khớp háng nhất thời cần phân biệt với một số bệnh lý: viêm xương khớp háng, trật khớp háng, lao khớp háng, thấp tim.

– Trong quá trình điều trị bệnh thì các bậc phụ huynh chú ý cho trẻ nghỉ ngơi, giảm hoạt động đi lại và chạy nhảy, cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất để trẻ mau chóng lành bệnh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Lời khuyên chữa trị gai đôi cột sống

Bệnh gai đôi cột sống S1 thường không có dấu hiệu đặc biệt ngoài các cơn đau thông thường hoặc đôi khi là những cơn đau cấp tính xuất hiện đột ngột tại vùng đốt sống cùng. 


Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết căn bệnh gai đôi cột sống S1 này qua những triệu chứng sau đây:

– Người bệnh đau ở vùng thắt lưng cùng, nếu dùng tay ấn vào khu vực này sẽ thấy đau tăng lên.

– Bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động cột sống, đau tay rồi đau lan xuống chân.

– Có 1/10 tổng số bệnh nhân bị mất đường cong sinh lý vì cơ cạnh sống thắt lưng bị co cứng và phát triển sang hai bên.

– 1/2 tổng số người bệnh mắc phải hội chứng chèn ép các rễ dây thần kinh hông to nhưng đau không thường xuyên, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ…. cũng ít gặp.

Tuy bệnh gai đôi cột sống không quá nguy hiểm nhưng có thể thúc đẩy nhiều căn bệnh cột sống khác phát triển, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm.


Lời khuyên hỗ trợ điều trị gai đôi cột sống:


Bệnh gai đôi cột sống là một trong những bệnh rất khó chữa, ngay cả phương pháp hiện đại nhất cũng không thể ngày một ngày hai là khỏi bệnh hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh cần phải kết hợp những biện pháp hỗ trợ giảm đau, tập luyện cũng như ăn uống hợp lý để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả nhanh hơn. Cụ thể:

Luyện tập thể dục đều đặn với những bài tập nhẹ nhàng tốt cho cột sống như yoga, đi bộ… có thể chơi những môn thể thao tốt cho sức khỏe, vận động tích cực như bơi lội, đạp xe…

Chú ý hạn chế những động tác phải xoay vặn mạnh cột sống hay những tác động mạnh khiến cột sống bị tổn thương.

Hạn chế những loại thực phẩm có nhiều chất béo như mỡ động vật, để giữ cân nặng hợp lý

Tăng cường nhiều chất xơ từ rau xanh

Uống các loại sữa tươi để bổ sung canxi

Nên sử dụng muối I-ốt để giúp cơ thể tái hấp thụ một phần canxi vào máu.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Gãy xương nên có chế độ ăn ra sao?

Khi gặp phải chấn thương gãy xương chỉ băng bó vết thương thôi chưa đủ nếu muốn bệnh phục hồi nhanh chóng. Thì chế độ dinh dưỡng gãy xương đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy khi bị gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì. Những thực phẩm nào giúp phục hồi mau lành vết thường tốt.  


Người bị gãy xương nên ăn gì? 


Đối với người bị gãy xương nên chú ý tới một số món ăn có chứ nhiều canxi và các vi chất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình tái tạo xương mới giúp xương được phục hồi một cách nhanh chóng an toàn. Người bệnh nên chú ý bổ xung các loại phẩm tốt cho sức khỏe như:

– Các loại thực phẩm giàu kẽm và canxi:

Nhóm thực phẩm này chủ yếu là có trong các loại hải sản, đồ biển, hạt bí ngô và hạt hướng dương, nấm, ngũ cốc, sữa…. Vì kẽm có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn đồng thời giúp tăng sự hấp thu của canxi vào cơ thể nên đừng quen bổ xung nhóm thực phẩm này cho cơ thể nhé!

Ngoài các thực phẩm trên đây, bệnh nhân nên bổ sung thêm cho cơ thể 10 loại thực phẩm giúp xương chắc khỏe để hỗ trợ quá trình phục hồi xương khớp đạt kết quả tốt nhất.

– Thực phẩm giàu chất photpho:

Đây cũng là chất giúp cho quá trình tái tạo xương mới một cách hiệu quả an toàn. Vi chất photpho có nhiều trong các loại thực phẩm như trứng cá muối, lòng đỏ trứng gà, bí ngô ….

– Thực phẩm nhiều acid folic và vitamin B6:

Đây là những chất rất cần thiết cho cấu tạo của khung xương và bạn có thể tìm thấy acid folic có trong chuối, đậu và rau xanh, các họ nhà cam quýt, chuối, giăm bông, lúa mỳ, thịt gà. Bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa http://coxuongkhoppcc.com/bam-huyet-chua-dau-than-kinh-toa.html

– Chú ý bổ xung vitamin B12:

Các loại thực phẩm này có trong các loại thịt động vật như thịt bò, thịt gà, cá thu, trứng sữa…vitamin B12 rất cần thiết cho hoạt động tế bào xương giúp xương chắc khỏe hơn.


Đây là những nhóm thực phẩm giúp xương chắc khỏe, rất có lợi cho người bị gãy xương. Bệnh nhân cần bổ xung đều đặn để tăng liên kết giúp xương khớp chóng lành.


Bệnh nhân bị gãy xương không nên ăn gì? 


Bên cạnh các loại thực phẩm giúp tốt cho xương khớp thì người bị gãy xương cũng nên chú ý hạn chế các loại thực phẩm làm vết thương lâu lành, khiến ngăn cản quá trình tái tạo xương khớp. Đặc trưng nhất vẫn là rượu và cà phê vì:

– Cafe có chứa chất cafein:

Cafein làm giảm hàm lượng hấp thu canxi vào cơ thể cản trở quá trình hồi phục xương khớp.

– Rượu, bia:

Đây là những thức uống có chứa cồn làm rối loạn hoạt động tạo máu khiến vết thương lâu lành hơn.

Bên cạnh 2 thành phần cần tránh ở trên ra thì bạn nên hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm như trà đặc, nước có ga, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ…. để không gây ảnh hưởng đến sự phục hồi của xương khớp

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Những thói quen gây hại cột sống

Vẹo cột sống xảy ra phần lớn là do chấn thương khi hoạt động. Tuy nhiên, một số thói quen thường ngày cũng có thể ảnh hưởng đến lưng theo thời gian gây ra tình trạng đau nhức và cong vẹo cột sống.


Cột sống là một tập hợp gồm 33-34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ. Cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh, tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người. Việc đau lưng hay cột sống bị cong vẹo sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.
chon-sua-anlene-cho-nguoi-gia-giup-xuong-chac-khoe-2
Vì có tầm quan trọng như thế nên bạn phải luôn chăm sóc nó ở mọi lứa tuổi. Sau đây là những hoạt động hàng ngày có thể làm hại cột sống mà bạn nên chú ý:

1. Đánh răng


Khi chúng ta đứng, áp lực đè lên cột sống cao hơn rất nhiều so với khi đi bộ. Nếu vì công việc mà bạn phải đứng hàng giờ mỗi ngày, bạn nên tìm cách nào đó để giảm thiểu ảnh hưởng có hại lên cột sống của bạn.

Cách phòng tránh: Khi bạn đánh răng, hãy tựa vào tường hoặc bồn rửa bằng tay.

2. Rửa chén


Khi rửa chén, chúng ta thường đứng ở vị trí khom người xuống với cánh tay căng ra. Do đó, các đĩa đệm của phần đốt sống ngực sẽ nhanh chóng mòn, dẫn đến đau giữa hai cánh vai.

Cách phòng tránh: Kê một chiếc ghế dưới đầu gối của bạn (như trong ảnh) khi đứng rửa chén. Việc làm ấy sẽ bạn giúp giảm áp lực lên phần đĩa đệm này.

3. Thay lốp ô tô


Khi chẳng may chiếc xe ô tô của mình bị bể bánh nhưng bạn lại không có điều kiện hoặc thời gian mang ra tiệm mà tự thay lốp tại nhà, lúc ấy bạn sẽ dễ phải đối mặt với những cơn đau ở phần thắt lưng của mình trong suốt nhiều ngày sau đó. Nguyên nhân là do khi bạn lom khom thay lốp ô tô, phần trọng lực đè nén lên đốt sống ở phần thắt lưng của bạn quá lâu và quá lớn nên gây mỏi và đau.

Cách phòng tránh: Không lom khom làm việc bên bánh xe. Bạn hãy quỳ trên mặt đất bên cạnh bánh xe để mắt của bạn ở mức ngang bằng là được.

4. Xách đồ vật


Khi đi siêu thị hoặc đi chợ với nhiều hàng hóa cần phải mua một lúc, bạn nên chia đều vào hai túi và xách ở cả hai bên tay cùng một lúc. Một vài ngàn đồng thêm vào cho việc mua thêm một chiếc túi sẽ cứu cột sống của bạn từ áp lực tăng thêm này.

Cách phòng tránh:

- Bạn hãy nhớ rằng, những đồ vật nặng phải được nâng lên tới đầu gối. Đối với hầu hết phụ nữ, vật nặng là vật nặng hơn 2 kg; Đối với hầu hết đàn ông, vật nặng là vật nhiều hơn 5 kg.

- Luôn luôn nhớ rằng bạn chỉ nên xách đồ vật với trọng lượng đã phân bố đều trong cả hai tay.

5. Lau nhà


Nếu không phải mỗi ngày thì ít nhất mỗi tuần một lần bạn cũng phải dọn dẹp nhà cửa. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc không đúng tư thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khớp cẳng chân và lưng, cử động cánh tay, có thể gây đau nhức xương khớp.

Cách phòng tránh: Không nên lau sàn bằng tay, thay vào đó, hãy dùng cây lau nhà có cán dài.

6. Mang giày


Tất cả mọi thứ chúng ta làm trong tư thế uốn cong người đều có thể làm tổn thương đĩa đệm. Và việc ngồi mang giày không đúng tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau cột sống của bạn.

Cách phòng tránh: Bạn không nên mang giày khi đang đứng, thay vào đó, hãy ngồi trên một chiếc ghế cao vừa phải lúc mang.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn ngày càng khỏe mạnh và vui vẻ.